Thứ Hai, 29 tháng 12, 2008
VIETNAM SOCCER TEAM CHAMPION
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008
CHÚC MỪNG GIÁNG SINH
Trong niềm hân hoan đón mừng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần và một mùa Xuân sắp tới. Nhà cháu xin kính chúc các Cụ - Ông - Bà - Cô - Bác - các Anh Chị một Mùa Giáng Sinh an bình và Năm Mới 2009 Hạnh Phúc - Lộc Ân.
Những năm gần đây người Việt Nam giao lưu nhiều với bạn bè năm thế giới và văn hóa chúc mừng giáng sinh có mặt ở mọi nơi cho dù những lời chúc mừng giáng sinh đến từ những người không hẳn là Kitô hữu gửi tới những người có khi cũng không phải Kitô hữu. Phật tử hay Do Thái Giáo, Ấn Độ Giáo hay Tin Lành, Hồi Giáo hay Thiên Chúa Giáo có lẽ cũng vẫn chúc mừng Giáng Sinh lẫn nhau.
Thực ra, Thiên Chúa Giáo đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước khi những linh mục dòng Tên đến truyền đạo ở Việt Nam và năm 2010 sẽ kỷ niệm 300 thành lập Giáo Phận tại Việt Nam. Vì thế, lễ Giáng Sinh đã có ở Việt Nam rất lâu rồi nhưng sự hân hoan trên đường phố có lẽ chỉ xuất hiện ngót 20 năm nay sau khi Việt Nam mở cửa kinh tế và những kitô hữu là các nhà đầu tư nước ngoài mang văn hoá giáng sinh tới đây cùng với những du học sinh ở nước ngoài về nước. Nó cho ta có cảm giác như đây là đất nước của Kitô Giáo dẫu con số giáo dân khoảng từ 6.5 đến 8 triệu.
Hàng năm, ngày lễ Giáng Sinh tại các nhà thờ luôn rất đông cho dù số giáo dân đến dự lễ không phải toàn bộ mà cả những người theo các tôn giáo khác đến tham dự như một ngày lễ hội.
Cũng như Phật Giáo, Ngày Đản Sinh của Đức Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni vào trung tuần tháng 4 âm lịch luôn được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong năm kỷ niệm ngày Đức Phật Đản Sinh tại Vườn Lâm Tỳ Ni, Thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ, nay vùng đất này thuộc Nepal). Đồng thời cũng là kỷ niệm ngày Đức Phật Thành Đạo và Nhập Niết Bàn. Ba việc này được gọi chung trong một dịp lễ gọi là lễ Tam Hợp, tiếng Anh là Vesak. Ngày nay, LHQ công nhận ngày lễ này như một ngày lễ văn hoá của LHQ.
Cũng như ngày Đản Sinh của Đức Phật, trong lời dạy chỉ nói rằng Thái Tử Tất Đạt Đa con Vua Tịnh Phạn được sinh ra vào ngày trăng tròn mùa hoa sen nở. Cho nên ở Việt Nam trước đây kỷ niệm vào ngày 8 tháng 4 âm lịch nhưng khoảng vài chục năm nay, giới tăng sỹ thế giới thông nhất kỷ niệm vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Các nhà sư sau lễ Phật Đản sẽ bắt đầu mùa an cư kết hạ.
Ngày Giáng Sinh của Thiên Chúa Giáo cũng có những cách hiểu gần như vậy.
Nếu hiểu theo yếu tố thần học tín lý thì Ngày Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Ngôi Hai Thiên Chúa tức Chúa Giêsu Kitô giáng trần lần thứ nhất đồng thời cũng mong chờ hướng tới ngày Chúa giáng trần lần thứ hai. Ngày mà Chúa quay trở lại trong uy quyền và vinh quang để phán về xấu tốt thật giả để đưa tất cả về với Nước Trời. Ngày đó người Kitô hữu gọi là ngày Cánh Chung, tức là ngày tận thế, ngày của sự huỷ diệt. Ngày đó là ngày nào thì không biết nhưng người Kitô hữu luôn hướng tới. Cách hiểu về sự vận động này cũng giống với cách hiểu của Phật Giáo. Có sinh và có diệt. Và Luân Hồi - Quả Báo - Thiện Ác cũng được người Kitô hữu hiểu như Phật Giáo.
Thực tế thì như ngày Phật Đản, Giáng Sinh cũng được hiểu đó là một mùa. Tức là trong vài ngày và chính xác thì việc tổ chức giáng sinh mới chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ 4 chứ không phải ngay sau khi Chúa giáng trần. Và trong kinh thánh nói rằng khi Chúa hài nhi sinh ra trong một cái máng cỏ tại hang đá ở Bethlehem, vùng đất thuộc Palestine bây giờ thì có những mục đồng đang chăn gia súc và hướng theo các vì sao để tìm về miền đất mà được các nhà tiên tri báo rằng Thiên Chúa giáng trần. Vì thế vào thời điểm cuối tháng 12 ở Trung Đông rất lạnh và không thể có mục đồng chăn gia súc ngoài đồng cỏ và bầu trời không thể nhìn thấy các vì sao. Các nhà khoa học Oz gần đây nói rằng, ngày chúa giáng sinh có lẽ là ngày 17 tháng 6 mà cũng không phải là năm thứ nhất công nguyên mà phải lệch một vài năm.
Nhưng vì sao lại là ngày 25 tháng 12 mà không phải là ngày khác? Câu trả lời là ngày 25 là ngày người ta kỷ niệm ngày Thần Mặt Trời. Ngày bắt đầu của mùa xuân, người ta đón chào sự xuất hiện của mặt trời sau một mùa đông băng giá. Và Chúa cũng được người Kitô hữu ví như mặt trời và sự giáng sinh của Chúa như là sự xuất hiện của mặt trời mùa xuân. Và ngày đó là ngày 25 tháng 12, vì thế nên người Kitô hữu kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh và 25 tháng 12
Đối với Thiên Chúa Giáo thì các ngày lễ quan trọng như Giáng Sinh hay Phục Sinh đều được tổ chức trong 2 ngày. Ngày lễ chính và ngày lễ vọng trước đó. Vì thế cho nên mọi người tưởng nhầm là ngày 24 tháng 12. Mà 24 chỉ là ngày lễ vọng cho ngày hôm sau thôi.
Màu chủ đạo của Giáng Sinh là màu xanh và màu đỏ. Giáng Sinh hiểu theo góc độ xã hội học còn là ngày của tình yêu và hoà bình. Màu xanh là màu của hy vọng, màu xanh của sự sống, màu của niềm tin, màu của hòa bình. Còn màu đỏ là màu của tình yêu, của màu đỏ trái tim và màu đỏ của máu. Rực đỏ như trái tim người đang yêu. Màu đỏ của máu là màu của sự hy sinh để có tình yêu và sự sống. Màu đỏ là màu máu đổ xuông của Chúa để làm giá chuộc cho sự sống muôn đời. Khi máu đổ xuống, Chúa đã nói rằng xin Cha hãy tha thứ cho những nguời này (những người đem Chúa đi chịu chết) bởi họ không hiểu được những điều tội lỗi mà họ đang làm. Bởi Thiên Chúa là tình yêu. Và vì thế người ta gọi đạo Phật là Đạo của trí tuệ và hiểu biết thì Thiên Chúa Giáo là đạo của tình yêu.
Vì thế Giáng Sinh cũng là thời điểm bắt đầu lại một chu kỳ mới với niềm tin, hy vọng, tình yêu và sự sống mới.
Năm nay tại Hà Nội, buổi thánh lễ tối 24 không tổ chức tại Nhà Thờ Chính Toà mà tổ chức tại sân của Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội. Cũng không có văn nghệ chào mừng hoành tráng như mọi năm. Tất cả các xứ cũng vậy, duy chỉ có Nhà Thờ Thái Hà, tổ chức hoành tráng.
Cái rét từ phương Bắc lại về, bà con đi lễ nhớ giữ ấm và tránh kẻ gian móc trộm đồ đạc tư trang. Gửi lời chúc bình an của nhà cháu đến mọi người đặc biệt là các Kitô hữu.
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008
CHU HINH
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008
HƯƠNG!
Hương của người đức hạnh ngược gió tung bay
(Kinh Pháp Cú)
Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2008
SỐNG, SỐNG và SỐNG
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống chan hoà với những người chung sống.
Sống là động nhưng lòng luôn bất động.
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương.
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường.
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.
PHẬT GIÁO, THIÊN CHÚA GIÁO và Luân hồi, quả báo
Trong Kinh Thánh Kito Giáo và Phật Giáo có nhiều điểm tương đồng và những điều mà càng đi sâu thì thấy về mặt luân lý học có lẽ hai tôn giáo không có sự khác biệt. Có chăng chỉ là những quan điểm ở mặt thượng tầng tín lý thần học.
Phật Giáo có câu: "Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không tìm thấy được ai là kẻ đáng thương hơn mình. Ấy vậy là do mình đã thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng làm phiền người". Kito Giáo có câu: "Hãy kính yêu Chúa ngươi với tất cả tấm lòng và cả tâm hồn. Và ngươi hãy thương yêu kẻ đồng loại ngươi như ngươi vậy". Hay mấy lời khuyên dạy (12:1 - 15:13) sau đây: " Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình yêu mình vậy".
Kinh Phật có câu: Đem tình thương xóa bỏ hận thù.
Kinh Thánh có câu: Đừng để điều ác thắng mình, hãy lấy điều thiện thắng kẻ ác.
Hoặc: Đừng mắc nợ ai chi hết. Chỉ mắc nợ về sự yêu thương mà thôi.
Hay: Chớ lấy ác trả ác cho ai. Phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người.
Phật Giáo có câu: Lấy oán báo oán, oán chất chồng. Lấy đức báo oán, oán tiêu tan.
Ý nghĩa luân hồi, quả báo thấy rõ trong Kinh Thánh Kito Giáo:
"Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phúc cho kẻ rủa mình và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình. Ai tát người má bên này, hãy đưa luôn má kia cho họ; còn nếu ai dựt áo ngoài của người thì cũng đừng ngăn họ lấy luôn áo trong. Hễ ai xin, hãy cho và nếu có ai đoạt lấy của cải của các ngươi thì đừng đòi lại. Các ngươi muốn người ta làm cho mình thế nào, hãy làm cho người ta thế ấy".
Hoặc: "... Hãy cho, người sẽ cho lại mình; họ sẽ lấy đấu lớn nhận, lắc cho đầy tràn mà nộp trong lòng các người; vì các ngươi lường mực nào thì họ cũng sẽ lường lại cho các ngươi mực đó..."
Chúa Giêsu Kito khuyên loài người hãy làm điều thiện để tự cứu chuộc tội lỗi do mình gây ra vì điều đó sẽ giúp tránh được nhân quả:
"Hãy làm điều thiện đối với những kẻ làm hại ngươi rồi ngươi sẽ cứu chuộc được những tội lỗi do chíng ngươi gây ra cho những kẻ khác". Hoặc: "Những gì ngươi đã gieo rắc thì sẽ được ngươi gặt lấy! hoặc : "Kẻ nào gieo sự bất công sẽ gặp điều tai họa".
Luật nhân quả, luân hồi, báo ứng thấy rõ trong lời Chúa Kito răn dạy loài người: "Sự báo thù ở ngay trong tay ta và ta sẽ trả nợ nó đầy đủ. Bởi vì mọi tai họa sẽ đến cho kẻ nào chưa giải quyết xong những món Nợ Cũ ấy". Lời răn dạy của Chúa còn rõ ràng hơn nữa về sự chăm lo điều tốt lành phúc đức để dành cho đời sau: "Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phúc đức. Kịp ban phát, phân chia của cải mình có. Vậy là dồn chứa về Ngày Sau một cái nền tốt và bền vững cho mình để được cầm lấy sự sống thật".
(Những thông tin trên của tác giả Đoàn Văn Thông)