Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009
Ngày Ông Công Ông Táo
Người Việt Nam tổ chức lễ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch và đây coi như Tết đã bắt đầu. Ngày này các gia đình lau sạch sẽ bàn thờ gia tiên, đốt chân hương cũ, trang hoàng bàn thờ để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Thường thì lau sạch sau đó lau bằng nước nấu bằng ngũ vị hương, là loại nước thơm gồm các loại như hoa hoè, quế chi.... Nhưng trong đạo Phật ngũ hương bao gồm giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và tri kiến hương. Nói tóm lại là hương thơm của chính con người chúng ta thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Tri ân, báo ân với mọi người về việc phù hộ độ trì cho một năm an bình, lam ăn phương trưởng. Ngày 23 tháng Chạp lễ ông Công ông Táo là vị thần cai quản gia đình chúng ta. Hay còn gọi là ông thần Bếp (ông Táo) và ông thần Đất (ông Công). Các vị cưỡi cá Chép về trời. Thực ra là cá Chép hoá Rồng. Thực ra, lễ ông Công ông Táo là một lễ mang tính chất văn hoá tín ngưỡng dân gian chứ không phải là văn hoá đạo Phật. Trước đây, thực phẩm hiếm, cuối năm người ta thường tát ao lấy cá ăn Tết và cá Chép là một loại thực phẩm ngon. Và động tác cúng cá Chép để ông Táo cưỡi về trời tức là cá Chép phải được thả. Cá Chép sau đó sẽ tiếp tục phát triển để đến mùa mưa năm sau sẽ vượt vũ môn, sinh sôi nảy nở. Đó là hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ giống nòi cho cá Chép. Đó là nét văn hoá rất cao của người Việt chúng ta. Xin nêu ra để mọi người biết thêm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Hay, cái đoạn cuối là em không biết thật. :)
Trả lờiXóa