Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

TẾT HMÔNG

Chào năm mới! Chào năm mới 2009! Chào năm mới Kỷ Sửu! Chào Mộc Châu - Sơn La. Chào những người Hmông và người Hmông chào tất cả mọi người. Chào thế giới.
Người Hmông là một dân tộc sống ở các vùng núi cao phía bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Người Hmông đón năm mới vào dịp cuối năm âm lịch của người Kinh. Người Hmông sống ở những căn nhà thấp một tầng được làm bằng gỗ. Trước đây gỗ làm mái nhưng nay thì làm bằng các chất liệu khác vì rừng đã cạn kiệt gỗ và nếu làm bằng gỗ giá thành rất cao. Viết là Hmông hay H'Mông nhưng thường vẫn gọi là Mông. H là âm câm.

Người Hmông sẽ diện những bộ quần áo thổ cẩm mới để đi chơi Tết. Các thiếu nữ rủng rỉnh bên những bộ cánh mà họ chỉ thường sử dụng trong các dịp lễ Tết.

Ô là thứ mà người Hmông rất yêu thích. Họ dùng che nắng và cũng che mưa. Nhưng kể cả khi không nắng không mưa thì họ đều rất thích. Đặc biệt là tiết mục múa xoè ô.

Đặc biệt là ô càng màu sắc càng thích đối với lũ trẻ. Người già thì thường dùng ô màu đen.

Tụi con trai thì ưa thích món chơi quay. Nhưng khác đôi chút với cách chơi của trẻ con miền xuôi. Quay của chúng cũng bổ vào nhau và thi xem quay nào quay lâu hơn nhưng chung có khác biệt ở chỗ là quay của trẻ Hmông không có tu. Khi quay dây được đính với một chiếc cần để tăng thêm sức mạnh. Còn quay của trẻ miền xuôi có tu và người chơi cầm dây trực tiếp giật, không có một cái cần tre.

Lũ con gái thì thích tụ tập ném Pao.

Ném pao ở bất kỳ chỗ nào rộng rãi mà chúng yêu thích. Nhưng bây giờ chúng không chỉ mặc thổ cẩm mà còn dùng thêm các loại áo khoác khác cho ấm nhưng vẫn phải lèo loẹt màu sắc.

Xinh tươi xuống đường cùng bạn bè đi chúc tết. Họ rất tự hào về bộ cánh mới đặc trưng của dân tộc mình cho dù mặc rất nặng và phần nhiều mua ở Hang Kia Pà Cò, một chợ của người Hmông nằm trên đất Mai Châu Hoà Bình nhưng có lẽ toàn thổ cẩm của Trung Quốc. Nhẹ hơn và dệt công nghiệp.

Tráng A Pao, 4 tuổi cũng theo mẹ đi chúc Tết.

Em rất vui vì diện bộ đồ mới vô cùng đẹp. Tráng A Pao xinh trai thật. Tên em rất giống với một vị quan chức ở Lào Cai. Có lẽ lớn lên em sẽ làm cán bộ, xây dựng bản em no ấm.

Cho dù nhà em vẫn chỉ có đường đất vào nhà nhưng giày dép thì phải tinh tươm.

Cà nhà cùng đi chơi Tết.

Mận và Đào năm nay vẫn còn lác đác. Dù không rét đậm như năm ngoái nhưng mưa xuân cũng đem lại dư vị của ngày Tết với đồng bào Hmông.

Hình ảnh quen thuộc vẫn nhìn thấy ngày Tết. Trẻ em được địu trên lưng đi chơi Tết như hàng ngày mẹ chúng vẫn địu đi làm, đi chợ.

Mộc Châu được coi như thủ phủ của người Hmông. Mùa này hoa cải nở khắp núi đồi chộn rộn cùng sắc xuân của Đào và Mận. Sư đệ Vương Quyền và đương sự Dzung cũng có mặt để góp vui với mảnh đất này cùng với những đồng bào Hmông. Không biết có vẽ được bức tranh nào tặng anh Khâm không? Thôi thì cứ đợi!
Cũng lác đác hoa nhưng chưa thật thoả lòng mong chờ khi vượt hơn 200 km để đến đây. Song cảnh vật của vùng đất này thì đẹp mê hồn và cũng rất đã tầm mắt. Tuy chỉ nhìn thấy ít bò quá mà toàn bò thịt chứ chả thấy bò sữa đâu.

Trẻ còn thì vẫn phải đi học xong chúng vô cùng thích thú vì được ăn uống và chơi bời thoải mái. Dù cũng nhìn thấy cảnh trẻ con đi xe máy nhưng người lớn ở đây thì không khuyến khích và không hể vui vì như vậy thật không an toàn. Xe đạp thôi!

Cho dù vẫn còn nghèo ở nhiều bản vùng sâu nhưng lũ trẻ thật dễ thương. Thơ ngây và hồn nhiên; mạnh mẽ và khoáng đạt. Chủ nhân tương lai của mảnh đất này rồi đây sẽ đưa quê hương mình thành điểm đến quyến rũ của nhiều người.

Điện đã tới những vùng xa xôi. Đường nhựa cũng tới. Cái nghèo rồi xe ra đi?

Dẫu có thể nào thì hình ảh thân yêu và quen thuộc vẫn là chơi quay. Chân đất hay chân giày. Áo mới hay áo cũ. Chơi hay vẫn là thứ đáng yêu của chúng.

Những người Hmông có lẽ cũng là những cư dân của lúa nước. Dù sống ở những vùng núi đá cao thì họ vẫn phải trồng lúa. Và cũng như người Kinh, ngày Tết của người Hmông không thể thiếu món bánh dày. Tất nhiên nó không theo cách của người Kinh. Bánh dày Hmông không nhân. Cứng hơn và có khi để dành trên gác bếp. Và họ hay dán lên khi ăn.


Những người phụ nữ và trẻ em thường quây quần bên bếp lửa hồng sưởi ấm trong những ngày mùa lạnh. Khách thân đến chơi ngày Tết có khi cũng ngồi luôn ở đây.

Bếp lửa hồng còn dán mỡ. Mỡ sẽ để dành dùng dần trong cả năm.
Đào và mận chưa nở trắng rừng. Dân Hmông vẫn còn tảo hôn nhiều và vấn đề tăng dân số vẫn là câu chuyện dài.

Những người già thì yêu thích việc làm ra những đồ thổ cẩm. Bà cụ này không hề muốn mua ở chợ về mặc. Bà thích tự tay làm.

Nhà Dính, một bí thư chi bộ Đảng ở Tà Phình năm nay thịt cả con lợn to. Mỡ dán dùng quanh năm còn thịt xương thì tiếp khách.

Khách đến là uống rượu. Rượu ngon nhưng bây giờ uống bằng chén chứ không dùng bát nữa. Ông bát mà tiếp khách cả ngày thì say chết.

Cô ấy không biết có phải là người Hmông không?

Không biết mặc bộ này là người Hmông nào đây? Mông hoa? Mông đen? Mông trắng?... Mông to thì chắc!
Em này tên Huế, học trường MTCN. MTCN có là viết tắt của Mỹ Thuật Công Nghiệp nhưng sư huynh Việt và sư đệ Quyền lại phiên âm thành Mông To Cu Nhỏ.

Các thiếu nữ Hmông dặt dìu trong ngày Tết. Các em mới học cấp 2 nhưng chả mấy mà lại lấy chồng.

Cảnh những đứa trẻ khoác vai nhau đi chơi ngày Tết thật là đẹp. Họ vui vẻ và đoàn kết quá!
Bên kia đồi có chàng trai nào đang đợi họ không nhỉ? Hua Tạt, một bản nằm trên đường số 6 nhưng có lẽ chuyện tảo hôn của họ thì vẫn không thay đổi dù văn minh đang hàng ngày ngang qua đây.

Họ đẹp quá! Đẹp cả người, đẹp cả tâm hồn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét