Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Thày Công

Nhân ngày 20 tháng 11, xin gửi tới những người thày lời cảm ơn và chúc mừng tốt đẹp nhất.

Trong số nhiều người thày của cuộc đời đi học, tôi có một người thày tôi đặc biệt yêu quý. Thày Nguyễn Minh Công. Thày là GS.TS Di Truyền Học thuộc trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, thời tôi học gọi là Trường Sư Phạm 1. Thày đã nghỉ hưu những Khoa vẫn mời thày tiếp tục cộng tác.

Thày là một nhà khoa học được nhiều người kính nể nhưng cũng là nhà giáo mà học trò nào cũng yêu quý.

Thày là giáo sư hướng dẫn tối làm đề tài tốt nghiệp đại học. Cùng với tôi còn có Đinh Quang Thái. Thái đi bộ đội về mới vào đại học. Nay Thái cũng là thày giáo ở Kim Sơn, Ninh Bình.

Chuyện là như thế này:

Khi đó, cách đây gần 20 năm, chúng tôi chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Cận đến ngày mà không thấy Thái đến gặp Thày. Trong khi tôi đã chuẩn bị gần xong.
Thày hỏi thì Thái nói rằng không có xe.
Thày hỏi tại sao?
Thái trả lời là xe bị hỏng.
Thày cho tiền Thái để sửa.
Một tuần sau vẫn không thấy Thái đến. Thày lại gặp và hỏi Thái.
Thái trả lời là vẫn chưa sửa xong.
Hỏi tại sao, cho tiền rồi mà vẫn không xong?
Thái trả lời là tiền đó ăn rồi. Vì hết cả tiền ăn.
Thế là Thày lại cho thêm một lần nữa cả tiền ăn và tiền sửa xe.

Thày là một người nghèo. Ai cũng biết. Nhưng trái tim nhân hậu của Thày thì rất giàu tình cảm. Học trò nào cũng biết.

Tôi học tập thày. Thỉnh thoảng được mời đi giảng bài. Tôi không bao giờ lấy tiền.

Năm nay không biết có đến thăm được Thày nhân ngày 20 tháng 11!?. Viết vài dòng tâm sự âu cũng là một bó hoa dâng tặng thày.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Cầu thủ nhập tịch và văn hoá tiểu nông của VFF.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đang bàn về việc chỉ cho phép một câu lạc bộ cho một cầu thủ nhập tịch (tức là cầu thủ gốc ngoại quốc nhưng đã nhập quốc tịch Việt Nam) được thi đấu trên sân chắc chắn là đề tài tốn nhiều giấy mực trong những ngày tới.

Trong vòng quay của toàn cầu hoá, dòng người không chỉ có đi mà có cả đến. Không chỉ người Việt đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người mà dòng người tìm thấy bến đỗ bình yên nơi mảnh đất hình chữ S này. Họ tìm thấy tình yêu, niềm hạnh phúc nơi quê hương mới Việt Nam của họ.

Những năm gần đây, có 9 cầu thủ nhập tịch Việt Nam và nhiều người ở các ngành nghề và lĩnh vực khác trở thành đồng bào của chúng ta dù gốc gác da trắng, da vàng, da đen hay da đỏ. Và sẽ còn nhiều người nữa tiếp tục trở thành công dân Việt Nam, trở thành con dân Việt. Họ đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp cho đất nước này, cho quê hương Việt Nam của chúng ta trong đó có tôi, có bạn và có họ.

Họ đã mang các dòng họ mới Huỳnh, Đoàn, Phan, Đinh… những dòng họ Việt. Họ là người Việt 100% theo nghĩa hiểu của pháp luật, là công dân Việt theo nghĩa hiểu của sự sẻ chia đồng bào và là con dân Việt theo góc độ văn hoá. Họ thật đáng yêu, và tôi tin rằng họ cũng thấy chúng ta, đất nước Việt Nam đáng yêu để họ gửi gắm nỗi lòng, gửi gắm tình yêu, gửi gắm số phận, tương lai và gia đình của họ nơi đây. Họ ôm lấy tình yêu quê hương mới vào lòng và mong muốn được đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, quê hương Việt Nam ôm lấy họ.

Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Vì thế không thể đưa ra bất kỳ một lý do gì, cơ sở pháp lý gì để phân biệt họ với những công dân khác. Họ là công dân như mọi công dân khác.

Tôi tin rằng, cho dù VFF có đi đến quyết định cuối cùng về vấn đề chỉ cho phép một cầu thủ nhập tịch thi đấu trên sân thì cũng sẽ bị các cơ quan chức năng như Bộ Tư Pháp phản đối. Họ được bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác trước pháp luật và phải được bình đẳng trong suy nghĩ, quan niệm và hành xử.

Câu chuyện xảy ra đầu thế kỷ 20 ở làng Tự Nhiên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội chừng 20 dặm về phía Nam. Khi đó làng Tự Nhiên bầu tiên chỉ. Một chức vụ cao nhất trong làng vào thời kỳ ấy. Cụ Đội Thi và cụ Đội Tri cùng ứng cử. Kết quả bầu thì cụ Đội Thi trúng tiên chỉ. Cụ Đội Thi đã khao làng và chuẩn bị nhậm chức. Cụ Đội Tri cũng chúc mừng cụ Đội Thi. Nhưng xem ra cánh anh em nhà cụ Đội Tri không chịu. Họ kiện lên quan và cho rằng cụ Đội Thi không phải là người làng. Dòng họ nội tộc của cụ Đội Thi bên kia sông (tức là quê ở bên Phủ Khoái, thuộc Hưng Yên) cho dù tổ tiên của cụ đã sống, sinh cơ, lập nghiệp nhiều đời ở làng này rồi. Với ý kiến của Tổng Đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm, Quan Phủ Thường Tín lúc đó quyết định cụ Đội Thi không được làm tiên chỉ nữa và cụ Đội Tri đương nhiên sẽ trúng. Cụ Đội Thi không được làm tiên chỉ bởi quan niệm về gốc gác thời kỳ đó với những suy nghĩ và hành xử lạc hậu của văn hoá tiểu nông làng xã.

Roberto Fujimori, gốc Nhật làm Tổng Thống Peru, Barack Obama có cha gốc Phi làm Tổng Thống Mỹ. Một Sarkozy gốc Hungary làm Tổng Thống Pháp, M Albright gốc Tiệp Khắc làm ngoại trưởng Mỹ..vv và vv…. Gần đây nhất là Bác Sỹ Quân Y Philipp Roesler, gốc Việt Nam, làm Bộ Trưởng Y Tế Đức.

Trong bóng đá chúng ta đều thấy một Anelka hay Henry da đen đã cống hiến hết mình cho đội bóng Pháp, một Zidan được người ta biết đến là đội trưởng của đội bóng áo lam chứ có ai nhớ đến anh gắn với đất nước Algeria đâu đó ở Châu Phi gốc gác của anh. Một Andy Cole da đen gắn với đội bóng tam sư (Anh) hay một đội Hà Lan với rất nhiều cầu thủ da màu…

Không hiểu các cá nhân khởi sướng ý tưởng này của VFF cùng nhiều ủng hộ viên khác, họ nghĩ gì? Họ đang sống ở thời đại nào? Phải chăng đó là tệ phân biệt chủng tộc?

Tôi dám cá với ai 100 cốc bia nếu quyết định của VFF không bị Bộ Tư Pháp thổi còi. Tôi tin ở sự hiểu biết và văn minh của những người làm ở Bộ Tư Pháp Việt Nam. Tôi tin là họ sẽ hành động kịp thời để những người có quyền quyết định tại VFF không thể đưa ra quyết định, mà quyết định đó mang sắc thái văn hoá văn minh tiểu nông làng xã cách đây cả thế kỷ. Từ Trần Phú (trụ sở Bộ Tư Pháp) tới Lý Văn Phức (trụ sở VFF) chỉ 5 phút đi bộ, chắc họ (Bộ Tư Pháp) sẽ không để những thứ văn minh hành xử lạc hậu của hàng trăm năm trước tồn tại.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

BIRTHDAY Celebrations

Sinh nhật thật vui
Từ trái quà phải: Tô Thái Hoà, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Huy Khâm, Vũ Duy Thắng, Trịnh Hiền Thương và Việt Anh.

Tháng 4 là tháng sinh nhật của cả nhà. Ngày 4/4, sinh nhật Kim Chi. 20 ngày sau sinh nhật bé Ngộ và cô Diệp 24/4. Tất nhiên ngày 11/4 cũng là ngày được nhiều người bạn nhớ đến. Cũng là sinh nhật Thắng và Việt Anh. Hôm đó cũng là sinh nhật của Shah, một người bạn thân ở Singapore. Tin nhắn chúc mừng nhiều vô kể qua điện thoại, qua YM và qua e-mail. Từ Bangladesh, Soeur Mary Kim Oanh của dòng Đức Bà Truyền Giáo gửi email về chúc mừng. Cảm ơn soeur, chúc soeur và cộng đoàn luôn an lành.


Nhiều bạn bè chúc mừng từ rất sớm cho cả nhà. Tạp chí Mẹ và Bé đăng trang bìa chân dung bé Ngộ. Ngày 4/4, Hoà Thượng Pháp Chủ tổ chức lễ quy cho anh chị em đúng ngày sinh nhật Kim Chi và anh Mạnh Hùng. Thật là nhân duyên.


Từ ngày thứ Sáu 10/4 đến Chủ Nhật 12/4 thì ngày nào cũng có tiệc chúc mừng sinh nhật. Thứ 6, uống bia ở Lan Chín với ACE LHG có Tấn, Ninh, Tuyến, Hương, Tuấn, Minh, Hoàng, Huyền và em trai, anh Đức giật dây, anh Việt Toack, Thuỳ. Thắng đến sơm lại về. Thứ 7 với gia đình và Karaoke với mọi người. Thu Cúc, Trang, Cường và những người bạn. 4 chị em Liêm, Sâm, Khâm, Thiêm cùng Kim Chi, bé Ngộ và Cún Trà My. Bé Ngộ và Cún Trà My thích nhất trò thổi nến.


Chủ Nhật thì quá vui luôn. 6 trong số 8 ACE LHG được cả nhóm tổ chức sinh nhật. Huynh trưởng Đức Thanh đã kịp từ Nhật về để tặng quà và tham dự.


Vui bởi không phải có quá nhiều người tham dự mà vui bởi có nhiều tiếng cười. Vui không phải bởi món quà đắt tiền mà vui vì nó mang nặng tình cảm của tất cả ACE. Vui không phải chỉ toàn người thân trong gia đình, vui vì có nhiều bạn bè từ già tới trẻ. Vui không phải chỉ có nhiều bánh kẹo, vui vì có những điệu nhảy cuồng say. ACE thật hồn nhiên. Yêu đời và yêu người. Vui vì mình vui và mọi người vui. ACE đang vui vì nhau và vui cho nhau. Cảm ơn mọi người vì những lời chúc tốt đẹp. Vì những món quà ý nghĩa và nặng tình yêu thương. Cầu Phật phù hộ độ trì cho tất cả mọi người: HẠNH PHÚC VÀ AN LẠC

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2009

QUY Y



Quy Y Tam Bảo. Quy là quay trở về. Y là nương tựa theo. Quy Y Tam Bảo có nghĩa là quay trở về với bản thể của vũ trụ Phật Pháp đã được các Chư Phật chỉ ra và các Đệ tự Phật nương theo. Quy Y Tam Bảo gồm Quy Y Phật kính, Quy Y Pháp kính và Quy Y Tăng kính. 

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

Bé Ngộ


Bé Ngộ chụp tại Studio, chưa chỉnh sủă.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

MŨ BẢO HIỂM

Ngộ học cắch đội mũ bảo hiểm

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2009

LOC VUNG

Loc Vung, Ho Hoan Kiem, Hanoi

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

LŨNG CÚ

Cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu tổ quốc.

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2009

CHÙA CỔ PHÁP VÀ ĐỀN ĐÔ

Đền Đô - Bắc Ninh, nơi thờ 8 vị vua Nhà Lý

Chùa Cổ Pháp - Bắc Ninh, nơi nuôi dưỡng vua Lý Thái Tổ thời niên thiếu.

BÉ NGỘ

Bé Ngộ ngày Tết

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2009

QUẤT


Khuôn mặt ngưới bán Quất trên chợ hoa Hàng Lược năm nay.

TET


Nụ Tầm Xuân

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2009

Ngày Ông Công Ông Táo

Người Việt Nam tổ chức lễ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch và đây coi như Tết đã bắt đầu. Ngày này các gia đình lau sạch sẽ bàn thờ gia tiên, đốt chân hương cũ, trang hoàng bàn thờ để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Thường thì lau sạch sau đó lau bằng nước nấu bằng ngũ vị hương, là loại nước thơm gồm các loại như hoa hoè, quế chi.... Nhưng trong đạo Phật ngũ hương bao gồm giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và tri kiến hương. Nói tóm lại là hương thơm của chính con người chúng ta thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Tri ân, báo ân với mọi người về việc phù hộ độ trì cho một năm an bình, lam ăn phương trưởng. Ngày 23 tháng Chạp lễ ông Công ông Táo là vị thần cai quản gia đình chúng ta. Hay còn gọi là ông thần Bếp (ông Táo) và ông thần Đất (ông Công). Các vị cưỡi cá Chép về trời. Thực ra là cá Chép hoá Rồng. Thực ra, lễ ông Công ông Táo là một lễ mang tính chất văn hoá tín ngưỡng dân gian chứ không phải là văn hoá đạo Phật. Trước đây, thực phẩm hiếm, cuối năm người ta thường tát ao lấy cá ăn Tết và cá Chép là một loại thực phẩm ngon. Và động tác cúng cá Chép để ông Táo cưỡi về trời tức là cá Chép phải được thả. Cá Chép sau đó sẽ tiếp tục phát triển để đến mùa mưa năm sau sẽ vượt vũ môn, sinh sôi nảy nở. Đó là hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ giống nòi cho cá Chép. Đó là nét văn hoá rất cao của người Việt chúng ta. Xin nêu ra để mọi người biết thêm.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2009

THÁC BẢN GIỐC

Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội 390 km. Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! Ảnh: Vương Quyền.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2009

BIÊN GIỚI QUÊ HƯƠNG

Cột mốc 53 cũ tại bản Cô Muông, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cách Hà Nội 390 km. Ảnh: Vương Quyền.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

TẾT HMÔNG

Chào năm mới! Chào năm mới 2009! Chào năm mới Kỷ Sửu! Chào Mộc Châu - Sơn La. Chào những người Hmông và người Hmông chào tất cả mọi người. Chào thế giới.
Người Hmông là một dân tộc sống ở các vùng núi cao phía bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Người Hmông đón năm mới vào dịp cuối năm âm lịch của người Kinh. Người Hmông sống ở những căn nhà thấp một tầng được làm bằng gỗ. Trước đây gỗ làm mái nhưng nay thì làm bằng các chất liệu khác vì rừng đã cạn kiệt gỗ và nếu làm bằng gỗ giá thành rất cao. Viết là Hmông hay H'Mông nhưng thường vẫn gọi là Mông. H là âm câm.

Người Hmông sẽ diện những bộ quần áo thổ cẩm mới để đi chơi Tết. Các thiếu nữ rủng rỉnh bên những bộ cánh mà họ chỉ thường sử dụng trong các dịp lễ Tết.

Ô là thứ mà người Hmông rất yêu thích. Họ dùng che nắng và cũng che mưa. Nhưng kể cả khi không nắng không mưa thì họ đều rất thích. Đặc biệt là tiết mục múa xoè ô.

Đặc biệt là ô càng màu sắc càng thích đối với lũ trẻ. Người già thì thường dùng ô màu đen.

Tụi con trai thì ưa thích món chơi quay. Nhưng khác đôi chút với cách chơi của trẻ con miền xuôi. Quay của chúng cũng bổ vào nhau và thi xem quay nào quay lâu hơn nhưng chung có khác biệt ở chỗ là quay của trẻ Hmông không có tu. Khi quay dây được đính với một chiếc cần để tăng thêm sức mạnh. Còn quay của trẻ miền xuôi có tu và người chơi cầm dây trực tiếp giật, không có một cái cần tre.

Lũ con gái thì thích tụ tập ném Pao.

Ném pao ở bất kỳ chỗ nào rộng rãi mà chúng yêu thích. Nhưng bây giờ chúng không chỉ mặc thổ cẩm mà còn dùng thêm các loại áo khoác khác cho ấm nhưng vẫn phải lèo loẹt màu sắc.

Xinh tươi xuống đường cùng bạn bè đi chúc tết. Họ rất tự hào về bộ cánh mới đặc trưng của dân tộc mình cho dù mặc rất nặng và phần nhiều mua ở Hang Kia Pà Cò, một chợ của người Hmông nằm trên đất Mai Châu Hoà Bình nhưng có lẽ toàn thổ cẩm của Trung Quốc. Nhẹ hơn và dệt công nghiệp.

Tráng A Pao, 4 tuổi cũng theo mẹ đi chúc Tết.

Em rất vui vì diện bộ đồ mới vô cùng đẹp. Tráng A Pao xinh trai thật. Tên em rất giống với một vị quan chức ở Lào Cai. Có lẽ lớn lên em sẽ làm cán bộ, xây dựng bản em no ấm.

Cho dù nhà em vẫn chỉ có đường đất vào nhà nhưng giày dép thì phải tinh tươm.

Cà nhà cùng đi chơi Tết.

Mận và Đào năm nay vẫn còn lác đác. Dù không rét đậm như năm ngoái nhưng mưa xuân cũng đem lại dư vị của ngày Tết với đồng bào Hmông.

Hình ảnh quen thuộc vẫn nhìn thấy ngày Tết. Trẻ em được địu trên lưng đi chơi Tết như hàng ngày mẹ chúng vẫn địu đi làm, đi chợ.

Mộc Châu được coi như thủ phủ của người Hmông. Mùa này hoa cải nở khắp núi đồi chộn rộn cùng sắc xuân của Đào và Mận. Sư đệ Vương Quyền và đương sự Dzung cũng có mặt để góp vui với mảnh đất này cùng với những đồng bào Hmông. Không biết có vẽ được bức tranh nào tặng anh Khâm không? Thôi thì cứ đợi!
Cũng lác đác hoa nhưng chưa thật thoả lòng mong chờ khi vượt hơn 200 km để đến đây. Song cảnh vật của vùng đất này thì đẹp mê hồn và cũng rất đã tầm mắt. Tuy chỉ nhìn thấy ít bò quá mà toàn bò thịt chứ chả thấy bò sữa đâu.

Trẻ còn thì vẫn phải đi học xong chúng vô cùng thích thú vì được ăn uống và chơi bời thoải mái. Dù cũng nhìn thấy cảnh trẻ con đi xe máy nhưng người lớn ở đây thì không khuyến khích và không hể vui vì như vậy thật không an toàn. Xe đạp thôi!

Cho dù vẫn còn nghèo ở nhiều bản vùng sâu nhưng lũ trẻ thật dễ thương. Thơ ngây và hồn nhiên; mạnh mẽ và khoáng đạt. Chủ nhân tương lai của mảnh đất này rồi đây sẽ đưa quê hương mình thành điểm đến quyến rũ của nhiều người.

Điện đã tới những vùng xa xôi. Đường nhựa cũng tới. Cái nghèo rồi xe ra đi?

Dẫu có thể nào thì hình ảh thân yêu và quen thuộc vẫn là chơi quay. Chân đất hay chân giày. Áo mới hay áo cũ. Chơi hay vẫn là thứ đáng yêu của chúng.

Những người Hmông có lẽ cũng là những cư dân của lúa nước. Dù sống ở những vùng núi đá cao thì họ vẫn phải trồng lúa. Và cũng như người Kinh, ngày Tết của người Hmông không thể thiếu món bánh dày. Tất nhiên nó không theo cách của người Kinh. Bánh dày Hmông không nhân. Cứng hơn và có khi để dành trên gác bếp. Và họ hay dán lên khi ăn.


Những người phụ nữ và trẻ em thường quây quần bên bếp lửa hồng sưởi ấm trong những ngày mùa lạnh. Khách thân đến chơi ngày Tết có khi cũng ngồi luôn ở đây.

Bếp lửa hồng còn dán mỡ. Mỡ sẽ để dành dùng dần trong cả năm.
Đào và mận chưa nở trắng rừng. Dân Hmông vẫn còn tảo hôn nhiều và vấn đề tăng dân số vẫn là câu chuyện dài.

Những người già thì yêu thích việc làm ra những đồ thổ cẩm. Bà cụ này không hề muốn mua ở chợ về mặc. Bà thích tự tay làm.

Nhà Dính, một bí thư chi bộ Đảng ở Tà Phình năm nay thịt cả con lợn to. Mỡ dán dùng quanh năm còn thịt xương thì tiếp khách.

Khách đến là uống rượu. Rượu ngon nhưng bây giờ uống bằng chén chứ không dùng bát nữa. Ông bát mà tiếp khách cả ngày thì say chết.

Cô ấy không biết có phải là người Hmông không?

Không biết mặc bộ này là người Hmông nào đây? Mông hoa? Mông đen? Mông trắng?... Mông to thì chắc!
Em này tên Huế, học trường MTCN. MTCN có là viết tắt của Mỹ Thuật Công Nghiệp nhưng sư huynh Việt và sư đệ Quyền lại phiên âm thành Mông To Cu Nhỏ.

Các thiếu nữ Hmông dặt dìu trong ngày Tết. Các em mới học cấp 2 nhưng chả mấy mà lại lấy chồng.

Cảnh những đứa trẻ khoác vai nhau đi chơi ngày Tết thật là đẹp. Họ vui vẻ và đoàn kết quá!
Bên kia đồi có chàng trai nào đang đợi họ không nhỉ? Hua Tạt, một bản nằm trên đường số 6 nhưng có lẽ chuyện tảo hôn của họ thì vẫn không thay đổi dù văn minh đang hàng ngày ngang qua đây.

Họ đẹp quá! Đẹp cả người, đẹp cả tâm hồn.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2009

HAPPY NEW YEAR!



Happy new year 2009! Chúc mừng năm mới 2009.